Là thuốc kháng Histamin H1, thuốc Cinnarizin được chỉ định điều trị rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn...và phòng ngừa say sóng hay say tàu xe. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén, viên nén bao phim.
Tác dụng của thuốc Cinnarizin là gì?
Cinnarizin là thuốc kháng Histamin H1, có tác dụng ngăn chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin.
Cinnarizin cũng là chất đối kháng calci, có thể ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách chẹn các kênh calci.
Cinnarizin-1
Cinnarizin là thuốc kháng histamin H1 và cũng là chất đối kháng calci.
Thuốc Cinnarizin được chỉ định điều trị các trường hợp sau đây:
- Điều trị rối loạn tiền đình: điều trị duy trì các triệu chứng rối loạn mê đạo bao gồm hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai, rung giật nhãn cầu, buồn nôn và nôn mửa.
- Phòng ngừa say tàu xe, say sóng và chứng đau nửa đầu.
- Điều trị duy trì các triệu chứng bắt nguồn từ mạch máu não bao gồm hoa mắt, choáng váng, ù tai, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích và khó hòa hợp, mất trí nhớ hay kém tập trung.
- Điều trị các triệu chứng rối loạn tuần hoàn ngoại biên bao gồm bệnh Raynaund, xanh tím đầu chi, đi khập khễnh cách hồi, rối loạn dinh dưỡng, loét giãn tĩnh mạch, tề, co thắt cơ buổi tối hay lạnh đầu chi.
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
Những tác dụng phụ nguy hiểm của kháng sinh Ciprofloxacin
Thận trọng khi dùng kháng sinh Clarithromycin với trường hợp nào?
Liều lượng và cách dùng thuốc Cinnarizin
* Liều dùng đối với người lớn:
- Điều trị rối loạn tuần hoàn não: liều thường dùng là 1 viên Cinnarizin hàm lượng 25mg và uống 3 lần mỗi ngày.
- Điều trị rối loạn tuần hoàn ngoại biên: dùng 2 - 3 viên Cinnarizin hàm lượng 25mg và uống 3 lần mỗi ngày.
- Điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt: liều thường dùng 1 viên Cinnarizin 25mg và uống 3 lần mỗi ngày.
- Say sóng, say tàu xe: 1 viên Cinnarizin 25mg uống 30 phút trước khi lên tàu, xe và cứ sau 6 giờ uống 1 lần (nếu ngồi tàu xe trong thời gian dài).
* Liều dùng đối với trẻ em:
Liều dùng đối với trẻ em bằng một nửa liều dùng của người lớn. Và nên dùng sau bữa ăn để thuốc phát huy được hết hiệu quả trị bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc Cinnarizin
Mặc dù, thuốc Cinnarizin được dung nạp tốt nhưng Cinnarizin vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, cần kịp thời gặp bác sĩ điều trị khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:
- Các phản ứng phụ phổ biến nhất khi dùng Cinnarizin là buồn ngủ nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường hết khi tiếp tục điều trị bằng Cinnarizin.
- Người bệnh dùng Cinnarizin có thể xuất hiện các triệu chứng ngoại tháp gồm các rối loạn giảm động như co cứng, động tác chậm chạp và các rối loạn tăng động như múa giật, rung giật cơ, chứng nằm ngồi không yên. Các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt đối với người cao tuổi và từng dùng viên nén Cinnarizin trong một thời gian dài.
- Những tác dụng phụ hiếm gặp hơn ở người sử dụng Cinnarizin là đau đầu, khô miệng, bạn có thể bị tăng cân hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.
Mặc dù, Cinnarizin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nhưng không phải xuất hiện với tất cả những người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trong hầu hết các trường hợp, các tác dụng này tự biến mất sau một vài ngày. Đối với bệnh nhân nhạy cảm, nên bắt đầu dùng thuốc với liều nhẹ và tăng dần liều dùng vào những lần uống tiếp theo để tránh các phản ứng phụ không mong muốn.
Những lưu ý khi dùng thuốc Cinnarizin
- Thuốc Cinnarizin có thể gây đau vùng thượng vị , do đó nên dùng thuốc sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<
Cinnarizin-2
Cinnarizin được dùng để điều trị rối loạn tiền đình, phòng say sóng hay say tàu xe...
- Không dùng Cinnarizin đối với người dị ứng với các thành phần của thuốc. Cũng không dùng Cinnarizin với những người mắc chứng rối loạn trao đổi chất do di truyền như bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin (thiếu hụt các men đặc biệt trong cơ thể, gây tăng các chất porphyrin).
- Tránh dùng Cinnarizin dài ngày đối với người cao tuổi vì có thể làm gia tăng hoặc xuất hiện các triệu chứng ngoại tháp, đôi khi kết hợp với cảm giác trầm cảm.
- Đối với bệnh nhân Parkinson chỉ nên dùng Cinnarizin nếu nhận thấy lợi ích dùng thuốc cao hơn nguy cơ có thể làm gia tăng bệnh này.
- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa xác định được mức độ gây hại của thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Cinnarizin cũng có khả năng làm thay đổi hoạt động của các thuốc khác nếu dùng đồng thời, hoặc làm gia tăng những phản ứng phụ không mong muốn. Do đó, khi dùng Cinnarizin cần lưu ý không dùng thuốc cùng với các chất kích thích như rượu, bia hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương. Ngoài ra, không dùng đồng thời Cinnarizin với thuốc chống trầm cảm 3 vòng vì có thể làm gia tăng tác dụng gây buồn ngủ của thuốc này hoặc Cinnarizin.
- Để đạt hiệu quả cao trong điều trị, cần bảo quản thuốc Cinnarizin ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh sáng trực tiếp và những nơi quá ẩm ướt. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong tủ lạnh vì làm mất tác dụng của thuốc.